"Thuần phục" xe côn tay trong phố
Những người mới làm quen với xe côn tay khi đi trong phố sẽ thường xuyên gặp cảnh xe bị chết máy, hoặc loay hoay ở ngã tư mãi không đi được khi đèn hiệu đã chuyển sang màu xanh. Không ít người kêu trời vì đi xe côn tay trong phố, tay bị mỏi rời vì “bóp”, nhả côn. Tuy nhiên, với vài nguyên tắc dưới đây việc điều khiển được chiếc xe sẽ nhẹ nhàng hơn.
Đề-pa ở đèn đỏ
Khi đề-pa, lưu ý không nhả côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh.
Khi xe đạt được tốc độ thì nhả hết côn và vào số. Lưu ý, nếu xe đã đạt được tốc độ cao thì lúc vào những cấp số cao không cần phải giữ lại côn mà có thể nhả hết côn (còn gọi là bắn côn) để cho xe chạy bốc hơn, mạnh và nhanh hơn.
Chạy xe lúc đông người và tắc đường
Khi chạy xe trong phố đông, những người mới lái thường để xe bị chết máy vì phối hợp côn – ga không đều. Bạn nhớ rằng, để sang số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào.
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc sang số rất nặng và khó nhọc do tay côn của xe chưa được bóp hết vào. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "nhả côn lên ga " (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài mòn, máy mới khoẻ, tránh được tình trạng máy bị ì.
Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
Để đỡ mỏi tay côn
Các chuyên gia kỹ thuật cho biết, khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.
Để xe không bị ì
Trong quá trình chạy, nếu xe chưa đủ tốc độ mà người lái đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn vẫn giữ ga vài giây rồi buông, lúc đó xe sẽ bốc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về số để xe không ì hoặc có thể chết máy giữa đường.Về số không phù hợp với tốc độ xe đang chạy sẽ bị kêu.
Ví dụ với xe phân khúc dưới 150cc: bạn đang chạy với tốc độ 50km/h mà về số 4 hoặc 3 sẽ bị kêu róp róp, nên muốn về số 4 hoặc 3 thì phải giảm ga hạ tốc độ xe còn 40km về số 4, 30km/h về số 3 và tương tự cho các cấp số khác.Trong khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với xe có bộ số 5 tốc độ thì nên điều khiển theo kĩ thuật như sau : Số 1- 10km/h, số 2: 10 - 20km/h, số 3: 20 - 30km/h, số 4: 30 - 40km/h, số 5: trên 50km/h.
Đó là kĩ thuật cơ bản cho những dòng xe côn tay nhỏ dân dụng, còn với các dòng xe lớn thì bạn cần lưu ý thêm để điều khiển tay côn,tay ga cho phù hợp với tua máy lúc đang vận hành.
Việc điều khiển và vận hành xe côn không chỉ đơn giản thực hiện đúng các bước kĩ thuật mà nó còn phụ thuộc vào cảm giác lái của người điều khiển. Bạn cảm nhận chiếc xe càng tốt thì việc điều khiển nó lại càng an toàn, càng cho bạn nhiều cảm nhận thú vị hơn.Vì vậy nếu đang sở hữu một chiếc xe côn tay , thì bạn đừng coi nó đơn giản là 1 cỗ máy mà hãy coi nó là một cơ thể sống có trái tim và hãy hòa cùng nhịp đập đó, khi ấy việc điều khiển chiếc xe côn của mình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tin mới
game bài cổng game đổi thưởng online uy tín
Chọn xe bán tải theo xu hướng cuối năm tại Vietnam Motor Show 2024
game bài cổng game đổi thưởng online uy tín
Cuộc đua giành danh hiệu xe bán chạy nhất năm 2024: Xe Nhật sáng cửa, xe Hàn lép vé
Tin tổng hợp