game bài cổng game đổi thưởng online bảng xếp hạng uy tín

70% các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam liên quan đến xe máy

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, xe máy là “thủ phạm” chính của tai nạn giao thông khi có tới hơn 70% các vụ va chạm liên quan đến xe máy.

Nhờ những lợi thế như linh hoạt, tính cơ động cao, phù hợp với đường sá, nhu cầu đi lại của người Việt Nam…, từ lâu xe máy đã trở thành phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện lưu thông trên đường và có xu hướng ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây.
 
Tính đến tháng 2/2014, cả nước có khoảng hơn 2 triệu xe ô tô, trong khi số lượng xe máy đã tăng lên gần 40 triệu chiếc. Như vậy, khi so sánh với quy hoạch đến năm 2020 mà chính phủ phê duyệt hồi đầu tháng 2/2013, số lượng xe máy đã vượt gần 4 triệu chiếc.
 
Mặc dù vậy, các con số thống kê cho thấy xe máy cũng là phương tiện đứng đầu bảng về nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, trong năm 2013, các vụ tai nạn giao thông ở đô thị chiếm 42% nhưng đã giảm xuống 32% ở thời điểm này. Điều đó cho thấy tình trạng TNGT ngoài đô thị đã tăng lên, đặc biệt ở các vùng nông thôn và chủ yếu là do người điều khiển xe gắn máy.
 
Trong khi đó, ở các thành phố lớn như Hà Nội, người dân cũng ít chịu thay đổi thói quen đi lại bất chấp những lo ngại về điều kiện môi trường và an toàn giao thông. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đã phỏng vấn gần 6.000 người dân Hà Nội về tình trạng sử dụng xe máy. Kết quả cho thấy có tới 95% người sử dụng đội mũ bảo hiểm cho rằng an toàn là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, chỉ có 26% trẻ em dưới 16 tuổi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
 
Mới đây, khi giải trình trước Ủy ban Pháp luật QH, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng đưa ra một loạt nguyên nhân dẫn đến vi phạm giao thông đường bộ, trong đó có đi sai làn đường, lái xe khi đã sử dụng rượu bia, không đội mũ bảo hiểm… chủ yếu là do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Trong khi đó, công tác quản lý của nhà nước còn nhiều bắt cập như thẩm quyền chồng chéo, chế tài xử phạt thấp cùng nạn “ăn mãi lộ”.
 
Cũng theo kết quả một nghiên cứu mới đây, có tới 60-90% lái xe tại Việt Nam thừa nhận vẫn lái xe về nhà dù trong người đã có hơi men. Chỉ 1-3% cho biết họ sử dụng taxi hoặc nhờ người thân chở về nhà. Mặc dù thống kê không chỉ rõ nhưng chắc chắn, trong số này sẽ có không ít “ma men” là người sử dụng xe máy. Đây là thói quen hết sức nguy hiểm, đe dọa tính mạng không chỉ bản thân người lái mà cả những người xung quanh.