game bài cổng game đổi thưởng online bảng xếp hạng uy tín

Xe máy liệu có thoát phí bảo trì đường bộ?

Tính tới ngày 13/4, việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy đã được triển khai khoảng hơn 8 tháng. Nhưng những bất cập vốn đã được nhìn ra ngay từ ban đầu đã khiến quy định này bị nhận định là lãng phí và cần dẹp bỏ.

 
Trong phiên trả lời chất vấn và giải trình về việc thu phí bảo trì đường bộ chiều 11/4, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường cho biết trong năm ngoái, Quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB) thu được 5.500 tỷ đồng từ ôtô. 65% số tiền này sẽ được chuyển về Trung ương, phần còn lại để cho địa phương. Còn đối với xe máy, 100% số tiền này sẽ được giao cho địa phương nhưng các báo cáo cho thấy cách tổ chức ở các địa phương còn khác nhau, thậm chí là lúng túng và chậm chạp, nên dù mức thu dự kiến là 2.600 tỷ đồng nhưng mới chỉ thu được 500 tỷ đồng, tương ứng mức khoảng 20%.  
 
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đã cho rằng con số 20% là mức “tổng thu quá khiêm tốn”. Nguyên nhân được giải thích kỹ hơn là do công tác tổ chức không đồng bộ (như các tỉnh có các thời điểm bắt đầu thu phí khác nhau,…), thiếu chế tài xử lý trường hợp không đóng phí, chất lượng biên lai không đảm bảo… Hơn thế nữa, khi bắt đầu thu phí đường bộ với xe máy, toàn bộ số tiền sẽ “rơi” vào túi UBND xã, phường, thị trấn, dẫn tới những lo ngại về thất thoát và số tiền này sẽ được thu và sử dụng ra sao.
 
Dù cho Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có khẳng định các khoản thu đều công khai nhưng Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã đã phản ánh ý kiến của nhân dân và đặt vấn đề về việc phí có chồng lên phí hay không? Bởi người dân đã phải đóng phí theo đầu phương tiện nhưng vẫn phải nộp phí tại các trạm thu phí mà sắp tới sẽ ngày càng nhiều lên.
 
Điều đáng nói là khi so với chi phí tổ chức, mức thu lại được là quá nhỏ và không tương xứng. Chính vì thế, ông Nhã đã đề xuất: “Xe máy là phương tiện phổ thông, thiết yếu của người dân, nếu phí này giá trị không lớn, chi phí quản lý tổ chức lại quá nhiều, không tương xứng, nên chăng chúng ta không thu đối với xe gắn máy nữa?”
 
Trước đề xuất này, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết có thể sẽ xin ý kiến thêm để có chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội về thu quỹ đối với xe máy. “Số tiền không lớn, nhưng thể hiện đóng góp của người dân vào hạ tầng” – ông Trường nói. Như vậy, dường như trong suy nghĩ của Thứ trưởng, nếu không phải đóng khoản phí này thì người dân chưa hề có trách nhiệm với những công trình hạ tầng vốn được xây bằng tiền thuế hoặc bằng vốn ODA vốn cũng là khoản nợ treo trên đầu con cháu chúng ta?!
 
Có thể thấy, sau thời điểm 1 năm thực hiện, những chủ phương tiện xe máy rất có thể sẽ tiếp tục phải đóng thêm phí “trách nhiệm” của người dân với kỳ vọng “đầu ra” của chúng sẽ được hiện thực hóa trên những công trình hạ tầng cấp địa phương có chất lượng tốt hơn những con ốc neo cáp trên cầu Chu Va 6.
 
 

Tin tổng hợp